Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều ước giảm 1,ảmnghèođạtmụctiêunhưngchưabềnvữkeo.nha cai1%
Ông Lê Văn Thanh, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB-XH, cho biết thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, đến nay, kết quả đạt mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo theo chỉ tiêu Quốc hội, Chính phủ giao hàng năm từ 1 - 1,5%.
Đáng chú ý, người dân đã có ý thức chủ động nỗ lực vươn lên thoát nghèo, chủ động tổ chức các hoạt động sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt, tạo sinh kế, tạo thu nhập phù hợp với điều kiện thực tiễn từng địa phương, trong bối cảnh ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19.
Ước tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều năm 2023 còn 2,93% (giảm 1,1%); tỷ lệ hộ nghèo tại các huyện nghèo còn khoảng 33% (giảm 5,62%); tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số còn khoảng 17,82% (giảm 3,2%), đạt chỉ tiêu Quốc hội, Chính phủ giao.
Dự kiến cuối năm, có thêm 9 xã được công nhận hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới, tổng cộng 10/54 xã, đạt khoảng 18,5% so với mục tiêu 30% theo chỉ tiêu Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.
Các chính sách giảm nghèo thường xuyên đã góp phần hỗ trợ cho người nghèo tiếp cận hiệu quả các dịch vụ xã hội cơ bản; các chính sách tín dụng xã hội đã hỗ trợ người dân vay vốn để tổ chức sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, tạo sinh kế; nguồn lực xã hội hóa góp phần hỗ trợ người dân giải quyết một số nhu cầu cấp thiết như nhà ở, sinh kế, cải thiện đời sống.
Một bộ phận nhỏ người dân vẫn còn tâm lý ỷ lại
Bên cạnh những kết quả tích cực trên, Thứ trưởng Lê Văn Thanh cho hay, trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 vẫn còn một số tồn tại, hạn chế. Do đó, việc ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện một số nội dung, hoạt động về quy định quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách T.Ư thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 và về giáo dục nghề nghiệp còn chậm so với yêu cầu tiến độ quy định.
Việc phân bổ vốn còn chưa đáp ứng yêu cầu về tiến độ. Nguồn vốn sự nghiệp ngân sách T.Ư chưa được xác định cho cả giai đoạn 2021 - 2025 hoặc xác định mức trần hằng năm nên các bộ, ngành, địa phương gặp khó khăn, lúng túng khi xây dựng kế hoạch và đề xuất kinh phí thực hiện chương trình. Nguồn vốn sự nghiệp ngân sách T.Ư năm 2022 thực hiện chương trình chưa bố trí thực hiện nội dung "hỗ trợ nhà ở" và "cải thiện dinh dưỡng" cho người nghèo.
Kết quả giảm nghèo tuy đạt mục tiêu nhưng chưa bền vững do người dân dễ rơi vào tình trạng tái nghèo vì các lý do khách quan (ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch Covid-19, biến đổi khí hậu, thiên tai… đến đời sống người nghèo); chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016 - 2020 chưa phản ánh đầy đủ thực trạng khách quan tình trạng nghèo của các hộ gia đình ở các vùng, miền tại thời điểm năm 2021. Do đó, dẫn tới khó đánh giá được mục tiêu giảm nghèo thực hiện năm 2022 so với năm 2021, chưa đánh giá được chi tiết mục tiêu, kết quả cụ thể thực hiện các dự án, tiểu dự án và chỉ tiêu giải quyết mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản của chương trình trong năm 2021, 2022.
Một bộ phận nhỏ người dân vẫn còn tâm lý ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước, chưa có ý thức và hỗ trợ người khác vươn lên thoát nghèo bền vững.
Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong thực hiện chương trình được Bộ LĐ-TB-XH chỉ rõ là do việc phân bổ vốn chưa đáp ứng tiến độ. Một số địa phương vẫn chưa quyết liệt trong công tác chỉ đạo, điều hành, chưa ban hành văn bản hướng dẫn, chưa phân bổ vốn theo đúng tiến độ...
Bên cạnh đó, tác động của đại dịch Covid-19; xung đột vũ trang, chính trị trên thế giới; biến đổi khí hậu; xu thế đô thị hóa; già hóa dân số; chênh lệch về thu nhập và mức sống; tình trạng di cư lao động tác động lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam… đã ảnh hưởng trực tiếp tới thu nhập người dân, đặt ra những thách thức rất lớn đối với người nghèo và công tác giảm nghèo để giảm nghèo bền vững.